Đàn Guitar - Giảm giá 20% sinh viên
Cập nhật 5/9/2018 - 11:54

Các loại gỗ làm đàn Guitar có thể bạn chưa biết

Chơi đàn Guitar ai cũng biết, chất liệu gỗ ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh và giá thành của mỗi cây đàn. Nếu bạn chưa biết nhiều về các loại gỗ làm đàn Guitar, hãy cùng Tiến Đạt tìm hiểu về chủ đề này và xem giá đàn Guitar sẽ thay đổi như thế nào ở từng loại gỗ nhé.

Guitar c40 yamaha

Đàn Classic Guitar Yamaha C40 màu đen

  • Có bao giờ bạn cảm thấy thắc mắc về nguyên liệu làm nên một nhạc cụ?
  • Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi mình tại sao có những cây đàn Guitar giá rất rẻ trong khi đó một số cây đàn khác lại vô cùng đắt? '
  • Điều gì làm nên sự khác biệt về giá cả ?

Câu trả lời nằm ở chất liệu tạo nên đàn và sự tinh tế, tỉ mỉ của người thợ thủ công. Các loại gỗ làm đàn Guitar đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng âm thanh và mẫu mã cũng như độ bền của sản phẩm.

1. Tìm hiểu về các loại gỗ làm đàn Guitar

 Để làm nên một cây đàn Guitar có rất nhiều loại gỗ như hồng đào, điệp, mahogany, cồng cườm, cấm ấn,… Những loại gỗ hiếm và tốt thì khi làm đàn Guitar giá đàn sẽ đắt hơn những cây gỗ bình thường khác.

go lam dan guitar

Các loại gỗ thường dùng để làm mặt đàn Guitar

  •  Gỗ thông Sitka (Sitka Spruce): Đây là loại gỗ có nguồn gốc từ Tây- Bắc Bắc Mỹ. Gỗ Sitka Spruce được coi là nguyên liệu chuẩn để làm mặt đàn Guitar hiện đại bởi tầm sử dụng của nó rất rộng, mọi thể loại âm nhạc đều có thể chơi được trên những cây đàn Guitar làm bằng gỗ thông Sitka. Vân gỗ Sitka Spruce thường có màu trắng hơi đục. Những cây gỗ càng già và có nhiều gần gốc  thì vân cườm trên thùng đàn càng nhiều. Gỗ thông Sitka có thể sử dụng chế tạo tất cả các loại đàn Guitar.
  • Gỗ Adirodack Spruce (hay còn có tên gọi Eastern Red Spruce hoặc Appalachian Spruce):  Xuất xứ từ Bắc Mỹ, loại gỗ này có những ưu điểm đặc biệt để tạo ra một cây đàn Guitar chất lượng tốt. Âm thanh Guitar làm từ loại gỗ này có giới hạn âm lượng cao hơn và vang hơn, tiếng các nốt rất ngọt ngào, đặc biệt là các nốt ở tần số trung. Vân gỗ Adirodack Spruce thường có màu vân, màu sắc và các sớ to, nhỏ không đều nhau. Tất cả các loại Guitar đều có thể tạo nên được từ cây gỗ Eastern Red Spruce này.
  • Gỗ Brazil Rosewood: Gỗ Brazil Rosewood hay còn gọi là gỗ Cẩm Lai. Hiện nay chỉ có tất cả ba loại gỗ cẩm lai được ưa chuộng,  thường dùng để đóng side và fretboard. Có một loại gỗ cẩm lai rất tốt là gỗ Brazil nhưng hiện nay loại này đang cấm khai thác và có giá cực kì đắt. Nhiều người hay so gỗ Brazil Rosewood với loại gỗ Rosewood của Ấn Độ, tuy nhiên so với chúng thì loại gỗ cẩm lai này giá trị cao hơn nhiều.
  • Gỗ Thích (Maple): Đây là loại gỗ thông dụng thường được dùng để sản xuất ra những cây đàn Violon, tuy vậy tính chất của gỗ thích cũng rất phù hợp tạo ra những âm sắc tốt cho dan Guitar. Gỗ thích trọng lượng khá là nhẹ, phát ra những âm thanh trong trẻo, tươi sáng, một số loại có mức độ truyền âm thanh thấp nhưng vẫn nghe được tiếng rất rõ ràng và phân biệt được từng nốt một, đây chính là ưu điểm lớn của loại gỗ thích. Loại gỗ Maple còn rất thích hợp để làm những bộ phận khác trên cây đàn, nó hay được nhiều người thợ đàn dùng để chế tạo ra lưng đàn, hông đàn và cần đàn nữa.
  • Western Candar: Loại gỗ này có xuất xứ từ Tây Bắc Mỹ thường sử dụng để làm các loại đàn Guitar nhẹ như fingerstyle hay Classical. Đặc điểm của gỗ  Western Candar là cho ra những âm thanh dịu nhẹ, trầm ấm. Màu cam nhạt là hình dạng của vân gỗ Western Candar. Một lưu ý rằng ở loại gỗ này khi đàn mạnh thì Cedar sẽ chạm tới ngưỡng giới hạn về âm lượng.
  • Gỗ gụ hay còn có tên gọi phức tạp khác là Tropical Mahogany, loại gỗ này khá cứng nên chủ yếu được sử dụng để làm Side và Back cùng với họ hồng đào của Việt Nam. Gỗ gụ có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Chúng có độ ngân rất tốt thường dùng chế tạo ra những cây đàn Guitar đệm hát, đáp ứng nhu cầu của người chơi Guitar thích sự cân bằng về âm vực trong nhạc Blues, Folk. Bên cạnh đó, loại gỗ gụ còn được dùng để làm hông, lưng, đầu và cần đàn Guitar rất tốt nữa.
  • Gỗ Koa (Acacia Koa): Đây cũng là một loại gỗ cứng như gỗ gụ sử dụng cho Acoustic Guitar chơi fingerstyle. Vân gỗ rất đẹp và “ảo diệu”. Loại gỗ Koa chủ yếu sử dụng trong việc làm Back và Side. Gỗ Koa là loại thiết mộc nhiệt đới nên có tốc độ truyền âm rất cao. Gỗ này tạo nên những cây đàn có âm rất vang và sáng, âm thanh của nó pha trộn âm trung của gỗ Mahogany và âm treble của gỗ thích. Mặt đàn được làm bằng gỗ Koa dùng càng lâu thì âm thanh càng toát ra hay hơn, tiếng đàn phong phú và ngọt ngào hơn. Thông thường các loại gỗ Koa, gụ được rất nhiều người thợ đem vao sản xuất những cây đàn mang chất lượng tốt từ kiểu dáng đến âm thanh.

 Đây là 7 loại gỗ được dùng phổ biến nhất để tạo nên một cây đàn Guitar. Bên cạnh đó còn một vài loại gỗ cũng được dùng để sản xuất đàn Guitar như Germany spruce, Italian spruce, alaska cedar, red wood,…

go lam dan guitar

Các loại gỗ thường dùng để làm hông và lưng đàn Guitar

 Thông thường người ta làm hông đàn thường hay sử dụng các loại gỗ ép và các loại gỗ cứng cáp, chắc chắn. Các loại gỗ là Back và Side rất đa dạng và phong phú, mỗi loại cho ra một âm sắc khác nhau. Các loại gỗ này thường đến từ Ấn Độ, Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ,…

  • Gỗ Hồng sắc Ấn Độ- tiêu chuẩn hàng đầu trong việc chế tác đàn Guitar. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là India Rosewood, thường được sử dụng để sản xuất ra những cây Guitar Classical, dùng lý tưởng cho acoustic guitar truyền thống và đặc biệt là chơi Bluegrass. Gỗ hồng sắc Ấn Độ mang đến một âm thanh rất tốt, giải tần số rộng. Các họ của gỗ hồng sắc Ấn Độ có vùng Mid- range kém nổi trội hơn so với Mahogany.
  • Gỗ hồng sắc Madagascar: Gỗ này có xuất xứ từ đảo Madagascar ở vùng đất Châu Phi. Vân gỗ thuộc họ Cẩm Lai (thiết mộc) nhìn rất dữ dội. Điều đặc biệt là gỗ hồng sắc Madagascar có âm vang rất tốt, cân bằng đồng đều từ bass đến treble và thường sử dụng chế tạo Classical guitar hay aucoustic guitar.
  • Gỗ Ovangkol: Xuất xứ từ Tây Phi nhiệt đới, vân gỗ Ovangkol là họ hàng nhà Rosewood và tần số cũng rộng như vậy nhưng nổi bật hơn một chút ở giải tần mid- range. Gỗ Ovangkol dùng trong việc chế tạo các loại đàn Guitar đa dạng và phong phú.
  • Gỗ Cocobolo có cội nguồn là từ Trung Mexico, nó có âm trung lớn hơn và nối dài một phần về phía âm bass. Loại gỗ này âm treble khá giống dạng gỗ Koa, có điều gỗ Cocobolo thì sẽ tạo ra âm thanh trầm ấm, sâu lắng hơn cho cây đàn guitar. Vân gỗ cocobolo có chen 2 sắc, là loài thiết mộc.
  • Gỗ Walnut: Gỗ Walnut có vân cườm rất đẹp và cũng thuộc loại thiết mộc. Có nguồn gốc ở phía trung Califormia. Các người thợ làm đàn guitar thường sử dụng chúng kết hợp với mặt gỗ Cedar thích hợp với Fingerstyle Guitar.
  • Gỗ Mun Massacar (Masacar Ebony): Đây là loại gỗ được xuất xứ từ Indonesia thiết mộc và rất chắc thịt. Áp dụng cho việc tạo ra tất cả các kiểu đàn guitar từ tầm thường cho đến những mặt hàng cao cấp. Âm thanh của gỗ Mun Masacar khá to, rõ ràng; âm bass mạnh mẽ và treble thì nghe khá trong. Nếu như loại gỗ nay kết hợp với gỗ mặt là Spruce hoặc là gỗ Cedar thì âm thanh sẽ được cân bằng hơn.

Ngoài những loại gỗ trên thì còn sử dụng rất nhiều loại gỗ khác để làm hông và lưng đàn Guitar, chẳng hạn như Brazilian Rosewood hay African blackwood cũng phổ biến trên thị trường. Ở Việt Nam còn có một loại gỗ được LMI chọn là gỗ làm chuẩn trong công tác chế tạo lưng đàn guitar đó là gỗ Trắc hay còn có tên gọi khác là Dalbergia Bariaensist. 

 

Các loại gỗ được dùng để làm đầu đàn Guitar

  • Gỗ Sitka Spruce: Gỗ Sitka Spruce  sản xuất từ Alaska và vùng tây bắc Canada. Loại gỗ này rất bền và tuổi thọ cũng rất cao nên phổ biến được đưa vào làm phần đầu của đàn guitar. Đặc tính của gỗ Sitka Spruce rất cứng cáp va trọng lượng khá nhẹ. Chính bởi vậy mà nó truyền được âm thanh rất cao và vang xa.
  • Gỗ Engelmann Spruce: Một trong những loại gỗ thông dụng để làm đầu đàn là loại gỗ xuất xứ từ Bắc Mỹ này. Gỗ Engelmann Spruce có màu gỗ nâu nhạt, trọng lượng khá năng, chính bởi thế mà nó cộng hưởng âm thanh và tốc độ truyền âm thanh chậm hơn so với một số loại gỗ khác. Giai điệu va âm sắc không được rõ nét nếu như thiết kế những cây đàn guitar có kích thước lớn, tuy nhiên ở gỗ Engelmann Sprice có một ưu điểm nổi bật đó chính là khi thiết kế đàn nhỏ lại sẽ tạo ra nhiều âm thanh rất phong phú và đa dạng.
  • Gỗ Western Red Cedar: Loại gỗ này có nguồn gốc từ miền Tây Canada và phía tây bắc Thái Bình Dương của mảnh đất Hoa Kì. Màu sắc của cây tuyết tùng có hai kiểu là nâu đỏ và nâu nhạt. Gỗ Western Red Cedar có ưu điểm là nhẹ hơn kiểu gỗ vân sam, tuy nhiên nó cũng không cứng cáp lắm nên nhanh chóng hỏng hơn. Một điều thú vị đặc trưng mà người ta sử dụng ở gỗ tuyết tùng khi lần đầu đàn guitar đó là giai điệu của nó ấm áp, dễ chịu, tông màu tối và phản ứng bass tốt.
  • Gỗ Redwood: Điều nổi bật ở cây đàn có chất liệu gỗ Bắc Mỹ này là tạo ra âm thanh sắc nét với những giai điệu mạnh mẽ.

Điểm đặc biệt là ở rất nhiều các cây đàn Guitar là các bộ phận của chúng (mặt, lưng, hông, cần, đầu) đều chủ yếu làm từ ba loại gỗ chính đó là gỗ Koa, gỗ gụ và gỗ thích. Những loại gỗ  này tạo ra âm thanh chất lượng rất tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người chơi nhạc. 

2. Top 3 cây đàn Guitar chất lượng tốt

 Trên thị trường đa dạng các thương hiệu Guitar và kiểu đàn nên để tìm được đàn Guitar được làm nên từ những loại gỗ tốt mang đến hình dáng đẹp và âm thanh hay không hề dễ. Cách an toàn nhất là chọn đàn của các nhãn hàng uy tín. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn ba thương hiệu đàn Guitar uy tín và phổ biến nhất hiện nay để bạn tham khảo nhé:

Guitar Acoustic VALOTE VA-103F

Guitar Acoustic VALOTE VA-103F

Đây là lựa chọn hàng đầu nếu bạn có ý định mua Guitar Handmade. Chất liệu gỗ đàn đều được tuyển chọn từ nguồn cung hàng đầu thế giới. Mặt trước đàn bằng Gỗ vân sam, Mặt hông - Mặt sau - cần đàn bằng gỗ gụ, mặt phím và ngựa đàn bằng gỗ hồng sắc. 

 Acoustic guitar Yamaha F370

 Acoustic Guitar Yamaha F370 

Sẽ thật vui khi được sở hữu đàn Guitar đệm hát của Yamaha – một dòng đàn đẳng cấp hàng đầu của Nhật Bản. Là cây đàn Guitar đệm hát giá rẻ thuộc dòng đàn Guitar Acoustic hệ FS/F có chất lượng và âm thanh chuẩn và mức giá sinh viên khiến Yamaha F370 trở thành sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho người mới tập. Sự tin tưởng và đón nhận nhiệt thành của các bạn yêu Guitar tại Việt Nam là lý do để Nhạc cụ Tiến Đạt phối hợp cùng hãng Yamaha đem đến nhiều model đàn mới hơn, chất lượng hơn và giá thành ngày càng dễ chịu hơn. 

guitar classic Takamine GC3-Nat

Guitar Classic Takamine GC3-Nat 

Đến từ Nhật Bản, nhiều năm qua thương hiệu này là sự lựa chọn và tin tưởng của không ít khách hàng. Tiêu biểu cho thương hiệu Takamine đó chính là dòng Guitar cổ điển GC3-Nat. Takamine GC3-Nat là sự kết hợp gỗ vân sam rắn và gỗ gụ sau, cộng hưởng tạo nên âm thanh phong phú và đáng để chọn mua. 

Nhạc cụ Tiến Đạt

Facebook:https://www.facebook.com/nhaccutiendat/

Email:  info@nhaccutiendat.vn

Về chúng tôi:

Nhạc Cụ Tiến Đạt - Đại lý chính thức của Yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ như đàn Piano, đàn Organ, phụ kiên âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống… và Piano điện nội địa Nhật cũ trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu cần mua đàn hoặc cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.

Hi vọng những thông tin cung cấp ở trên, chúng tôi mong bạn sẽ có được những bước đầu thuận lợi trên con đường theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn thành công!

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA BẮC
Hỗ trợ bán lẻ
   Mr Tài   098 1174788‬
   Ms Diệp   090.321.6609
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Huyền   0904.82.1381
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA NAM
Hỗ trợ bán lẻ
   Ms Oanh   0909 015 886
   Mr. Giang   0938.770.002
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Kim Oanh   0904.83.1381
Máy quẹt thẻ
Hỗ trợ trả góp
Hỗ trợ trả góp