Trước tiên bạn cần hiểu,
đàn Guitar được làm bằng gỗ như: tuyết tùng, vân sam.... Dù loại gỗ nào và cao cấp đến mấy cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu. Vì thế bạn cần biết môi trường và khí hậu xung quanh mình như thế nào để điều chỉnh, hạn chế thấp nhất khả năng gây thiệt hại cho hộp công hưởng, cần đàn, dây đàn...
Lỗi và hư hỏng phổ biến nhất với các cây
Guitar Acoustic là xuất hiện các vết nứt. Nếu bạn là người chơi đàn lâu năm, bạn có thể nhanh chóng “bắt bệnh” cho Guitar bằng âm thanh mà nó tạo ra. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm hoặc mới bắt đầu thì rất khó. Cách tốt nhất là phòng tránh. Sau đây là 4 tác nhân nguy hiểm làm giảm tuổi thọ đàn
Guitar của bạn:
1. Cách đặt đàn Gutar và di chuyển đàn
Có thể nhiều bạn sẽ ngạc nhiên vì tác nhân này, nhưng nó thực sự ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đàn. Một chiếc
Guitar đắt tiền cũng có thể bị hỏng nhanh hơn chiếc rẻ tiền nếu nó bị rơi vào một ông chủ vụng về và quá “vô tâm”.
Vụng về là khi người chơi treo đàn Guitar quá cao hoặc không chắc chắn, là khi người chơi không biết cách vệ sinh đàn, không biết cách lên dây và điều chỉnh đàn...Vô tâm là khi chơi đàn xong, người chơi để uỵch chiếc đàn xuống mặt bàn hoặc mặt đất, là khi người chơi để các đồ vật khác đè lên Guitar, hoặc không bỏ Guitar vào bao dàn khi di chuyển...Tất cả đều có thể gây nên hỏng hóc. Vì vậy khi chơi xong bạn nhớ để đàn cẩn thận và nên bỏ Guitar vào bao đàn khi di chuyển.
2. Cách chỉnh dây đàn Guitar
Cách chỉnh dây là một kiến thức quan trọng mà bất kì người chơi Guitar nào cũng cần tìm hiểu kĩ. Mỗi dòng đàn lại có những tiêu chuẩn để chỉnh dây riêng. Không thể lấy tiêu chuẩn chỉnh dây của
Guitar Yamaha áp dụng cho
Guitar Tây Ban Nha và ngược lại.
Không nên điều chỉnh dây đàn căng quá và luôn chắc chắn rằng các dây được sử dụng và điều chỉnh không vượt quá tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Khi không sử dụng Guitar trong một thời gian, người chơi nên chú ý để cổ và hộp của Guitar được hỗ trợ như nhau. Không có áp lực trên đầu, cần đàn hoặc hộp cộng hưởng. Một lần nữa, bạn nên chú ý đến một số bộ phận thiết kế khá nhạy cảm với điều kiện và tác động của
đàn Guitar Acoustic.
Nên thay từng dây một, tránh tháo hết dây ra rồi mới lắp cả vào. Tuyệt đối cấm kị việc cắt dây đàn, vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột. Chú ý lúc thay dây không làm xước mặt đàn.
3. Độ ẩm an toàn cho đàn Guitar
Có thể bạn chưa biết, độ ẩm không khí có ảnh hưởng lớn đến các mạch gỗ trong Guitar (nhất là những cây Guitar chế tạo bằng gỗ nguyên tấm). Tùy từng loại gỗ sẽ chịu những tác động khác nhau, có thể giãn ra hoặc co vào khi độ ẩm thay đổi mà không được điều chỉnh. Điều này tác động lớn đến thiết kế và kết cấu của
đàn Guitar.
Vì trong gỗ có chứa một lượng hơi ẩm nhất định. Khi độ ẩm trong gỗ chênh lệch với độ ẩm ngoài môt trường, gỗ của đàn Guitar sẽ tự hút hơi ẩm hoặc thoát hơi ẩm để điều chỉnh. Từ đó dẫn đến sự “ co lại” hoặc “giãn ra” của mạch gỗ => vết nứt hoặc vết phồng trên bề mặt.
Thông thường đàn Guitar được thiết kế trong môi trường độ ẩm trung bình (tùy theo nhà thiết kế). Độ ẩm này giao động từ 45 – 55 %. Trên thực tế, đàn Guitar sẽ dễ bị hỏng ở độ ẩm thấp nhiều hơn là độ ẩm cao. Vì vậy, duy trì độ ẩm cho đàn Guitar bằng
các thiết bị xử lý ẩm là cần thiết.
Ngoài độ ẩm gây nên những biến động “co, giãn” của mạch gỗ thì nhiệt độ cũng là yếu tố tác động rất lớn. Không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột cho đàn Guitar (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng). Khi thay đổi địa điểm và nhiệt độ người chơi cần chú ý để Guitar trong bao đàn ít nhất 1h. Như thế sẽ giúp Guitar thích nghi dần với nhiệt độ hiện tại.
4. Nhiệt độ an toàn cho đàn Guitar
Nhiệt độ cao có thể nới lỏng keo kết nối trên đàn Guitar. Nhờ đó mà việc tháo lắp, sửa chữa, thay thế cũng dễ dàng hơn, Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao sẽ không tốt cho đàn.
5. Bảo quản bề mặt đàn Guitar
French Polish rất đẹp, và có lợi cho âm thanh thoát ra nhưng có nhược điểm là rất yếu và dễ xước. Chỉ cần một vật cứng nhỏ như cái khuy, khóa phecmotuya đều có thể làm hỏng French Polish. Cần chú ý là vào những hôm trời nóng, lớp vecni sẽ rất giòn và dễ vỡ. Vì vậy cần dùng đàn cẩn thận và lên mua thêm dung dịch chuyên dụng để lau đàn.
6. Bảo quản cần, phím đàn Guitar:
1 năm nên lau cần phím đàn Guitar từ 2 hoặc 3 lần (dùng dầu chuyên dụng, hoặc không có điều kiện thì giỏ vài giọt nước lau). Có thể tận dụng những lúc thay dây để lau qua, nhưng nhớ không được tháo hết 6 dây ra lau.
>>Tóm lại:
Khi sở hữu một chiếc đàn Guitar bạn cần lưu ý những điểm sau:
- - Không để vật nặng đè lên đàn
- - Tránh để đàn bị rơi hoặc va đập mạnh
- - Khi di chuyển nên để Guitar vào hộp đàn
- - Đảm bảo độ ẩm thích hợp cho Guitar
- - Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- - Lên dây định kì và đúng kĩ thuật.
- - Vệ sinh Guitar đúng cách, tránh hóa chất tẩy rửa làm sạch đàn quá mạnh.
Chúc các bạn sử dụng và chăm sóc cây đàn của mình tốt nhất
Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng
Địa chỉ mua đàn Guitar chính hãng
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon, phụ kiện âm nhạc ... và đàn Piano cơ Nhật cũ ... trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu cần mua dây đàn hoặc cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.