CTKM NCTĐ t12Đàn Guitar - Giảm giá 20% sinh viên
Cập nhật 23/11/2015 - 15:54

Các bước cơ bản để đánh đàn Guitar (P3)

Trong hai bài viết P1 và P2, Tiến Đạt đã gửi đến các bạn một số bước cơ bản để làm quen và tập đàn Guitar.

Trong P3 này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những bước tiếp theo và lưu ý khi tập một bài nhạc hoàn chỉnh với đàn Guitar.
 
Phần 3 : THỰC HÀNH VÀ CHƠI MỘT BÀI NHẠC HOÀN CHỈNH.

  • 1. Tâp làm quen với cảm giác đau các đầu ngón tay.


Nên học cách yêu những đau đớn như bạn đang yêu cây Guitar của chính mình
 

Trong suốt quá trình tập đàn Guitar, quá trình hình thành chai tay sẽ là thời gian khó khăn nhất mà các bạn mới tập đàn cần phải vượt qua. Nhiều người quyết tâm vượt qua được thời gian này và tiến bộ xa hơn nhưng một số bạn thì không thể chịu được cảm giác đau khi hình thành chai tay.  Lý do hầu hết người mới chơi Guitar ngừng chơi một vài tuần là đau. Sau một vài tháng chơi liên tục hoặc một năm, chai tay sẽ hình thành trên các đầu ngón tay và cảm giác đau cũng giảm đi đáng kể.
Học cách  để vượt qua rào cản này không khó, chỉ cần bạn kiên trì và không bỏ cuộc. Hãy làm theo những lời khuyên trong bài viết " Cách giảm đau ngón tay khi chơi Guitar" của chúng tôi. Hi vọng bạn sẽ vượt qua thời gian này một cách dễ dàng. Ngâm ngón tay của bạn trong giấm táo để giảm đau hoặc nhúng ngón tay của bạn vào dung dịch cồn sau khi chơi là quá trình hình thành chai tay sẽ nhanh hơn. Chủ yếu là tinh thần của bạn.

  • 2 Tìm hiểu để chơi một số bài hát đơn giản.

Sau khi làm quen với đàn Guitar và hoàn thành tất cả các bước trên, hãy chuẩn bị để có thể tập một số bài hát hoặc đoạn nhạc đơn giản mà bạn thích. Một số điệu nhạc  dân gian hoặc bài hát như "Tom Dooley" hoặc "Folsom Prison Blues" của Johnny Cash có thể là những bài đơn giản để bạn bắt đầu. Nếu bạn không thích những bản nhạc nước ngoài, bạn nên thử với bài hát mà bạn thích từ lâu như "Triệu đóa hồng", "Hoa sứ nhà nàng", "cát bụi", "Phượng hồng"....
Bắt đầu chậm và tăng tốc độ dần dần, hát theo (nếu bạn muốn, và nếu nó giúp bạn thấy dễ học hơn) đặc biệt chú ý đến nhịp điệu. Có thể lúc đầu âm thanh không chuẩn, sai nhịp hoặc sai nốt, không chuyển gam kịp, không xác định được hợp âm... nhưng bạn cũng không nên lo lắng quá. . Thả lỏng cơ thể và thoải mái sẽ giúp bạn tập đàn dễ dàng hơn và chuyển hợp âm cũng nhanh hơn. Tham khảo "Cách chuyển hợp âm nhanh khi tập Guitar" tại ĐÂY. Khi bạn nắm vững hợp âm và chơi được những bài nhạc đơn giản thì chuyển sang phần phức tạp hơn. Hãy thử với  "Sweet Home Alabama" của Lynyrd Skynyrd hoặc chơi Guitar solo "Nhật ký của mẹ"...
 


 Chú ý: 

- 1. Phải tập từ từ, bắt đầu lúc cơ bản đến nâng cao. Không nhảy vọt vào nâng cao sẽ gây tai nạn cho tay bạn
- 2. Nếu có điều kiện thì nên mua đàn Guitar đắt tiền một chút để tránh đau tay và dễ tập hơn, 1 số cây đàn có cần lõm vào ( lõm theo chiều dọc chứ không phải cong cần)
- 3.Tránh chơi đàn Guitar khi tay còn ướt ( cái này quan trọng, nếu tay chai mà còn ước chơi đàn thì da tay sẽ bị dây đàn làm đứt > da ngón tay bị lột )
- 4. Ngồi đúng tư thế
- 5. Đàn sau khi chơi thì đừng để xuống đất ( trày xuớc tổn hại đàn )
- 6. Khi sử dụng kỹ thuật FS thì lấy miếng mica trong dán lên để bảo vệ thùng đàn. 
- 7. Sau khi chơi đàn lấy khăn lau đây để tránh mồ hôi
- 8. Một số cây đàn sơn PU khá mỏng ở cần, nên khi sử dụng capo cần kéo cẩn thận nếu không tróc sơn đàn. Nên sử dụng loại capo có chốt khóa hơn là Capo kẹp
- 9. Cất đàn nơi thấp và trong hộp. 
- 10. Khi lên dây đàn không cần kéo căng, hãy để lỏng và cứ thế vặn dần lên => tự động sẽ được nhiều vòng mà không bị trượt dây
  • 3. Tìm hiểu cách đọc tab khi chơi đàn Guitar .

Những guitarist có hệ thống riêng của họ về ký hiệu âm nhạc được gọi là tablature guitar, hoặc tab guitar cho ngắn. Để đọc tab được bạn cần nắm vững các kí hiệu trong tab. Trong tabs người ta dùng một số chữ cái để kí hiệu cho các effect đặc biệt, như:

  1. h - hammer on - luyến từ âm thấp lên âm cao
  2. p - pull off - luyến từ âm cao về âm thấp
  3. hammeron và pulloff còn được kí hiệu bằng dấu ^ VD: -------2^3^2^3--------
  4. b - uốn dây lên (dí chặt dây đàn và di lên phía trên, tạo ra âm méo)
  5. b^ = uốn ½ nhịp
  6. b^^ = uốn 1 1/2 nhịp
  7. pb = pre-bend
  8. r - nhả uốn, tức là đưa dây về vị trí bình thường. Có nhiều kiểu uốn dây như uốn lên luôn, không nhả, uốn rồi nhả về, uốn rồi nhả rồi lại uốn hoặc là uốn trước rồi mới gẩy (gọi là pre-bend), uốn trước - gẩy - và nhả về…
  9. / - miết lên (miết ngón tay từ 1 phím lên phím có cao độ lớn hơn)
  10. \ - miết xuống
  11. v (hoặc ~) - nhay nhay ngón tay để tạo âm rung
  12. t - đánh kiểu tapping, dùng đầu ngón tay ấn nhanh vào dây đàn để tạo âm thanh
  13. #(#) = Trill - đánh 2 nốt cùng 1 âm hoặc đánh như kiểu vê ý
  14. x = Nốt chết - có đánh nhưng phát ra tiếng câm (sờ lên dây chứ không bấm)
  15. P.M. = Ốp lòng bàn tay vào để tắt âm
  16. Tp = đánh tapping bằng móng gẩy
  17. >>> tăng độ to
  18. <<< giảm độ to

............

 


Tab phát triển từ việc những người mới tập chơi Guitar khi chưa quen với các nốt nhạc thường ghi số phím phải bấm phía bên dưới các nốt. Hiện giờ đã có rất nhiều loại tab khác nhau xuất hiện, cùng cả những phần mềm hỗ trợ việc đọc tab rất hiệu quả mà nổi bật nhất là Guitar-pro. Ở đây chúng ta chỉ xin bàn đến loại tab mộc mạc  ở dạng file plain text (ASCII text file). Thay vì một bản nhạc với những nốt loằng ngoằng, 1 bản tab có dạng như sau:

Mã:
E----------------------------------------------------------- <-Dây Mí
B----------------------------------------------------------- <-Dây Si
G----------------------------------------------------------- <-Dây Sòn
D----------------------------------------------------------- <-Dây Rê
A----------------------------7------7-8----7-8-10-7-8-10---- <-Dây Là
E------5-7-8-5-7-8-10-7-8-10---8-10-----10------------------ <-Dây Mì
 
Các nốt nhạc được thay bằng số thứ tự của phím đàn cần phải bấm. Người chơi chỉ cần nhìn và đánh đàn, không cần bận tâm đấy là nốt gì. Đấy là cái lợi của tab… Đọc tab có thể dễ dàng biết dây nào cần gẩy và phím nào cần bấm mà không cần phải đọc những bản nhạc rất nhức mắt. Trên tab cũng kí hiệu rõ ràng chỗ nào cần slide, bend, hammer-on, pull-off…và một số thứ khác như tempo, tuning…, tùy tác giả có kí hiệu ở bản tab hay không.
Tuy nhiên, theo cách ghi trên trường độ của nốt không được biểu hiện, người chơi phải nghe 1 bài nào đó thật nhiều thì đánh mới đúng được. Thế bấm người chơi cũng phải tự quyết định (nhưng thường những tab tốt, chủ yếu là bản nhạc cổ điển, người ta kí hiệu cả các ngón bấm và các ngón gẩy, nhưng thường là không, nhất là tab cho guitar điện).

* Hợp âm: các nốt viết thẳng hàng. Ví du: gam son trưởng:
Mã:
E----3------------------------------------------------------------
B----3------------------------------------------------------------
G----4------------------------------------------------------------
D----5------------------------------------------------------------
A----5------------------------------------------------------------
E----3------------------------------------------------------------
Nếu khoảng cách giữa các nốt ngắn, như kiểu dưới đây:
Mã:
E--------3--------------------------------------------------------
B-------3---------------------------------------------------------
G------4----------------------------------------------------------
D-----5-----------------------------------------------------------
A----5------------------------------------------------------------
E---3-------------------------------------------------------------
thì cũng có thể đánh như 1 hợp âm. Nhưng nếu khoảng cách giữa các nốt xa nhau hơn thì phải đánh tách từng nốt một:

Mã:
E------------------3----------------------------------------------
B---------------3-----3--------------------------------------------
G------------4-----------4-----------------------------------------
D---------5-----------------5--------------------------------------
A------5-----------------------5----------------------------------
E---3-----------------------------3--------------------------------
 
Tất cả hoàn toàn chỉ mang tính tương đối, vì như đã nói ở trên, đọc tab không cung cấp thông tin gì về trường độ của nốt nhạc. Tất cả phụ thuộc vào khả năng bắt chước bài hát gốc của người chơi Tất nhiên, khoảng cách giữa các nốt trong tab cũng có thể coi là sự biểu hiện trường độ của nốt nhạc (với tab xịn), trừ trường hợp kiểu như các nốt tríplê (đánh 3 nốt ngang nhau trong khoảng thời gian của 2 nốt cùng loại). 

  • 4 . Tìm hiểu từ những người khác.

Học Guitar tốt nhất là học bằng cách xem, nghe và bắt chước các kỹ thuật của những người khác. Bạn không cần phải đi học chính thức tại trung tâm dạy đàn Guitar bởi có những người bạn để chơi và chia sẻ thủ thuật và gợi ý với bạn có thể sẽ là một nguồn lực lớn.
Hướng dẫn chơi Guitar trên YouTube có thể cực kỳ hữu ích cho người mới bắt đầu và cho những cao thủ Guitar. Nếu bạn muốn đệm hát đơn giản thì chỉ cần học qua Youtube và các diễn đàn.
Nếu bạn muốn chơi Guitar cổ điển hay jazz , hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu để đọc bản nhạc, thì những bài học chính thức tại trung tâm dạy đàn Guitar sẽ là một ý tưởng tốt. Học căn bản và có phương pháp tại trung tâm hoặc thầy dạy nhạc sẽ là một cách tuyệt vời để bạn phát triển phong cách riêng của mình. 

 
 Tiến Đạt (TỔNG HỢP)
Nguồn: Guitar pro
 
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon ... . Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về đàn Guitar, dây guitar... hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.


 

 

Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA BẮC
Hỗ trợ bán lẻ
   Mr Tài   098 1174788‬
   Ms Diệp   090.321.6609
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Huyền   0904.82.1381
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA NAM
Hỗ trợ bán lẻ
   Ms Oanh   0909 015 886
   Mr. Giang   0938.770.002
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Kim Oanh   0904.83.1381
Máy quẹt thẻ
Hỗ trợ trả góp
Hỗ trợ trả góp