Cập nhật 7/9/2017 - 22:30
Top 5 lý do khiến dây đàn Guitar dễ đứt
"Không biết các bạn mới tập Guitar thế nào chứ mình thấy thay dây đàn và lên dây là khó nhất. Từ lúc mới mua đàn Guitar đến giờ lúc nào lên dây đàn thần kinh mình cũng phải căng hết cỡ để canh me dấu hiệu nhận biết khi nào dây sắp đứt. Dây xịn hay dây đàn giá rẻ cũng dễ bị đứt, mà không hiểu tại sao. Các bạn có biết sao dây đàn Guitar dễ đứt thế không?"
- Mình mới chơi được 1 thời gian ngắn là dây đàn đứt.
- Mình vừa mới mua dây đàn xong đã đứt rồi
- Dây mới mà thay xong chưa kịp chơi đã đứt
Đây là một trong những tình huống thường gặp khi chơi đàn Guitar. Với đàn Guitar đệm hát (acoustic),dây đàn dễ đứt nhất là : dây 1 ,2, dây 3, thỉnh thoảng đứt cả dây 6. Với đàn Guitar cổ điển (classic), dây số 4 lại là dây thường bị đứt.
Vậy tại sao dây đàn là dễ bị đứt? Nguyên nhân nằm ở đâu? Tại đàn? Tại dây? Hay ở mình? Nội dung bài viết này sẽ chỉ ra Top 4 lý do chính khiến đàn của bạn liên tục bị đứt dây. Đồng thời, Tiến Đạt cũng gợi ý những cách bảo vệ đàn và day dan guitar để việc học đàn của bạn trở nên suôn sẻ hơn nhé.
Xem thêm:
Dây đàn Guitar bị đứt: Các nguyên nhân thường thấy
Có khá nhiều nguyên nhân khiến dây đàn Guitar bị đứt, VD như chất liệu dây, dây đàn đệm hát có dây 1 và 2 bằng chất liệu inox (không gỉ) khá cứng, độ co giãn thấp nên dễ đứt nếu bạn lên dây hấp tấp. Khi căng dây đàn này cần từ từ để dây kịp dãn, chất liệu là sắt thì dây mềm hơn, độ co giãn tốt hơn, tiếng vang hơn dây inox , căng dây ít bị đứt hơn.
Ngoài ra còn có thể có những nguyên nhân sau:
- Chất lượng dây
- Lên dây quá căng
- Lắp sai dây
- Lỗi bẻ dây
- Ngựa đàn quá sắc
- Ốc khóa đàn chưa mượt
- Lược đàn quá mòn hoặc nhiều bụi
- Móng gảy sắc
- Khóa đàn chất lượng kém
- Dây đàn không được vệ sinh đúng
- …….
Đàn Guitar Acoustic VALOTE VA-202W
Top 5 nguyên nhân gây đứt dây đàn Guitar và cách khắc phục
1.Sai cao độ khi căng dây
- Lý do: Khi lên dây, bạn điều chỉnh dây đàn quá căng, đa số vượt quá 1 hoặc 2 cung, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đứt dây đàn.
- Khắc phục : Khi mới học đàn, chưa có kinh nghiệm lên dây bạn nên dùng các thiết bị hỗ trợ lên dây chuẩn như máy lên dây, phần mềm lên dây ... để chỉnh dây đàn cho chuẩn. Khi đó cao độ sẽ trở về mức bình thường.
2. Thao tác vặn khóa và chỉnh dây quá nhanh
- Nguyên nhân : Lý do thứ 2 khiến dây đàn bị đứt khi lên dây chính là bạn vặn chốt chỉnh dây trên khóa đàn quá nhanh. Khi đó lực căng dây đàn lớn, dây đàn sẽ giãn không kịp nên đứt là chuyện bình thường.
- Khắc phục : Một mẹo nhỏ cho các bạn bị lỗi này là vặn từ từ. Lên dây dan guitar từ từ và không nên nóng vội. Khi dây đàn đã đạt gần mức chuẩn (kém 1-2 cung) hoặc bạn sờ thấy dây khá căng thì nên vặn lên từ từ, có thể vặn ¼ hoặc 1/8 vòng tròn. Khi vặn dây đàn chậm, nhích dần dần thì dây đàn của bạn sẽ giãn từ từ, lúc này bạn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng dây đàn đứt đột ngột.
3. Dây đàn bị ép cuốn vào góc chốt đàn
- Nguyên nhân: Đa số các bạn mới tập hoặc lần đầu lên dây Guitar, thay dây Guitar sẽ bị lỗi này. Nếu dây đàn bị ép, bạn sẽ thấy vặn chốt khóa để căng dây tương đối khó và lì. Cảm giác giống như khi kẹt xích xe đạp ấy các bạn. Nếu cứ cố vặn tiếp tất dây sẽ đứt. hoặc khóa đàn sẽ hỏng.
- Khắc phục: Khi lên dây hoặc thay dây đàn, bạn hãy kiểm tra kỹ các dây và các vòng cuốn. Vừa căng dây vừa chỉnh vòng cuốn để dây đàn không bị ép chặt vào các góc chốt đàn. Và nhớ là phải từ từ.
4. Kỹ thuật chơi Guitar chưa chuẩn.
- Lực đánh đàn quá mạnh ở tay phải sẽ dễ làm các dây đàn bị đứt. vì vậy bạn cần điều chỉnh lực tay cho phù hợp.
- Với tay bấm phím, (tay trái), sử dụng nhiều kỹ thuật vibrato và bending hay nhổ dây cũng sẽ làm dây đàn dễ đứt. Cách duy nhất để hạn chế là nên giảm các bài tập có liên quan tới 2 kỹ thuật này hoặc chọn mua dây đàn Guitar thật xịn.
5. Dùng nhiều hóa chất lên dây đàn
- Các dung dịch như dầu lau dây đàn, dầu ăn để làm trơn dây, dầu lau rỉ sét trên đàn hay nước lau dây đàn … có thể khiến dây mau hỏng hơn và nhanh xuống tiếng.
- Vì vậy, bạn không nên dùng bất kỳ chất lỏng nào bôi lên dây đàn, nếu dây đàn bị xỉn, các bạn nên dùng khăn khô để lau. Chỉ nên dùng bộ vệ sinh đàn do hãng đàn cung cấp. Tùy vào tình trạng màu xỉn của dây, các bạn có thể thay dây mới
Chú ý khi căng dây đàn:
- Cách tránh bị cong cần: Bản thân khi căng dây hay gỡ dây là ta đã thay đổi lực căng từ cần đàn tới ngựa đàn, nếu khi thay bộ dây mới mà tháo tuốt luốt bộ dây cũ ra 1 lúc rồi mới mắc lần lượt từng dây mới vào thì điều này rất không có lợi cho cần đàn, dễ bị cong vì thay đổi lực căng đột ngột. Cho nên giải pháp an toàn và khoa học, sai số ít là khi tháo dây nào ở bộ cũ ra mắc dây đó ở bộ mới vào, vặn same same so với những dây còn lại. Sau khi thay được cả bộ mới vào rồi thì xài Ap tune chỉnh lại cho chuẩn, vậy là xong.
- Cách tránh bị trôi dây, phải lên dây lại nhiều lần: Có một kinh nghiệm để không bị trôi dây trong lúc đánh là quấn đoạn dây còn thừa ở khóa nhiều vòng quanh chốt để giữ dây lại , hoặc ngay từ đầu quấn dây nhiều vòng vào chốt trước khi bắt đầu căng dây . B.B King luôn làm như vậy và ông ta bend không bao giờ bị làm trôi dây cả.
------------------------------------------------------
Đừng quên liên lạc với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc mua đàn Guitar, Ukulele, Piano chính hãng, giá tốt nhé.
Facebook:https://www.facebook.com/nhaccutiendat/
Email: info@nhaccutiendat.vn
Về chúng tôi:
Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý cấp 1 thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon , đàn Piano Nhật cũ của Yamaha, Kawai và nhiều thương hiệu khác.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.