Cập nhật 19/8/2015 - 13:18

Khái niệm “vỡ tiếng” của đàn Guitar

Ai đã từng chơi đàn Guitar hẳn cũng đã nghe đến khái niệm “vỡ tiếng” của loại nhạc cụ này. Tuy nhiên, khái niệm “vỡ tiếng” của đàn Guitar cụ thể là như thế nào?

Tại sao đàn Guitar lại “vỡ tiếng” sau một thời gian chơi? Đàn Guitar khi “vỡ tiếng” thì âm sẽ hay hơn hay dở hơn? Có phải tất cả các loại đàn Guitar đều xảy ra quá trình “vỡ tiếng”?...

Guitar Acoustic GA- 12EL



Còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Hãy cùng Tiến Đạt dạo quanh các forum dành cho người mới tập chơi Guitar để tìm hiểu về khái niệm vỡ tiếng của đàn Guitar nhé.

  • Vỡ tiếng là quá trình đàn Guitar giữ âm thanh ổn định?

Rất nhiều người chơi Guitar cho rằng, quá trình “vỡ tiếng” của đàn Guitar không phải để tiếng đàn hay hơn mà nếu gỗ tốt thì cây đàn đó chỉ có thể giữ cho âm thanh ổn định theo thời gian. Bên cạnh đó,  không có chuyện âm thanh đàn lúc đầu nghe rất dở mà sau một thời gian “vỡ tiếng” thì lại hay lên được.
 
Bạn trẻ có nicknam hoanglong2312 chia sẻ: Một cây đàn xuất xưởng, khi gắn dây vào đánh nghe nó hay , không hay là ngay từ đầu rồi, chứ không phải dùng 1 thời gian là nó hay đâu !!! Cái quan trọng là tiếng của nó, có giữ được mức ổn định về lâu về dài theo thời gian hay không thôi ! Thường thì người ta dùng thay cho cụm từ này gọi là "vỡ tiếng"
 
Sau thời gian dài sử dụng , do dãy tần số âm thanh cộng hưởng trong thùng đàn tác động qua lại lẫn nhau, làm cho cấu trúc phân tử thành phần gỗ sắp xếp ổn định theo 1 trình tự nhất định nào đó . Lúc này những cây đàn hay mà tiếng của nó được duy trì ổn định lâu dài, sẽ có ưu thế phát huy tác dụng tốt hơn về mặt chất lượng âm thanh ( ở đây chỉ nói về gỗ tự nhiên thôi . Thường gọi là gỗ " Thịt " , gỗ " Đặc " hoặc gỗ nguyên miếng - còn về gỗ ép sử dụng công nghệ in giả vân gỗ thì xin miễn bàn đến ). Bởi thế người ta gán ghép cho cây đàn như thế này là những cây Guitar có " hồn "

 

 
  • Sau quá trình vỡ tiếng, âm đàn sẽ hay hơn lúc ban đầu?

Như ý kiến của bạn nói trên thì không thể có chuyện tiếng đàn Guitar chơi lâu sẽ hay hơn tiếng đàn ban đầu. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến lại không đồng tình với nhận định này. Theo quan điểm và tổng hợp của bạn  có nickname Chuongbeats thì: “ Vỡ tiếng (tiếng anh là Open up) là một khái niệm còn nhiều tranh cãi trong giới chơi acoustic. Có người bảo có, có người phủ nhận; tuy nhiên phần lớn những pro trong giới acoustic đều thừa nhận rằng đàn chơi 1 thời gian đủ dài sẽ có tiếng hay hơn nhiều đàn mới. Có nhiều lí do được đưa ra cho vỡ tiếng, ví dụ:
    - Chơi 1 thời gian đủ dài, các thớ gỗ mặt đàn sẽ được co lại (ko phải vì độ ẩm mà do vibrate nhiều) dẫn đến khả năng đàn hồi cao lên.
    - Các thành phần khác trong gỗ, ví dụ nhựa cây sẽ bị khô hơn, bong vỡ và tăng khả năng response của gỗ.
    - Qua thời gian đủ dài thì lớp sơn finish mặt đàn sẽ nứt (rạn) cũng đóng góp 1 phần cho việc mặt top tiếng dầy và complicated.
 

 nhạc cụ tiến đạt
 
Nhạc cụ Tiến Đạt tại Hà Nội

 
Và quá trình vỡ tiếng này rất có loại cho đàn Guitar bởi không những hoàn thiện về mặt âm thanh mà còn nâng cao thương hiệu cho các hãng đàn. Chính vì vậy, rất nhiều hãng đàn đã sử dụng dịch vụ thúc đẩy nhanh quá trình “vỡ tiếng” của đàn Guitar. VD như Chuongbeats chia sẻ:
 Một số hãng đàn (cả acoustic lẫn electric) đã offer dịch vụ làm vỡ tiếng đàn nhân tạo bằng cách sử dụng máy để làm rung mặt gỗ trước hoặc sau khi làm đàn, kết hợp với việc xử lí gỗ. Ví dụ:
- Yamaha có A.R.E (Acoustic Resonance Enhancement)
- Pantheon guitars có Aged Tone Series
- Suhr thì charge khoảng vài trăm $ cho việc dùng máy vibrate top đàn theo yêu cầu.
và còn nhiều hãng khác cũng sử dụng dịch vụ trên.......
 
Như vậy, bạn có thể nói âm thanh đàn chơi lâu sẽ “vỡ tiếng” hoặc chơi lâu âm thanh sẽ ổn định hơn. Và tất nhiên, cây đàn nào vỡ tiếng thì âm thanh sẽ tốt hơn tiếng đàn cũ. Chính vì thế mà các hãng đàn mới sử dụng máy làm rung mặt gỗ trước hoặc sau khi làm đàn. Cũng theo như cao kiến của bạn trẻ trên, bạn nào muốn đàn của mình vỡ tiếng nhanh hơn thì có thể mua máy rung. Hoặc cũng có thể đặt đàn gần loa có công suất vừa phải > sau đó tăng dần âm lên.

 

 guitar tiến đạt
  • Đánh đàn càng nhiều, âm thanh đàn càng hay?

Đa số ý kiến đều cho rằng: Thực hành đàn Guitar càng nhiều thì âm thanh đàn càng hay. Điều này đúng hay sai và nó có xảy ra với tất cả các loại đàn Guitar không?
Tiến Đạt xin trả lời là ĐÚNG  nhưng nó không xảy ra với tất cả các loại đàn Guitar. Nó chỉ xảy ra với những cây đàn có chất lượng gỗ tốt, không xảy ra với cây đàn làm từ gỗ ván ép cấp thấp. Một bạn trẻ có nickname “Read dear” chia sẻ:
 
“ Tại sao lại có ý kiến cho rằng: Chơi đàn càng nhiều thì âm thanh đàn càng hay? Thật ra đó là sự giãn nở của gỗ. Độ ẩm cũng có một phần và nó cũng ảnh hưởng đến sự dẻo dai của gỗ.
Vấn đề nằm ở chỗ gỗ là một loại vật liệu dạng sợi (do đó chúng ta mới thấy thớ gỗ và hay gọi là vân gỗ). Những thớ gỗ đan xen vào nhau rất chặt ở gỗ mới nên độ rung và đàn hồi chưa tốt làm cho âm thanh lan truyền trong thùng đàn có phần bị hạn chế. Đó cũng là lý do khi chúng ta đánh đàn lâu ngày sư đàn hồi giữa các thớ gỗ tốt hơn và nhịp nhàng hơn giúp tạo ra âm thanh mềm mại và thanh thoát hơn.
Người ta thương đặt guitar trước loa công suất cao để làm "vỡ tiếng đàn" cũng từ nguyên nhân này. Gần đây khi công nghệ tiên tiến, một số hãng đàn sản xuất đàn mới nhưng cho phép người mua chọn lựa loại gỗ mới nhưng được xử lý bằng loại máy đặc biệt để tạo ra âm thanh như gỗ đã qua sử dụng nhiều năm (Aged Tone Wood). Giá thành những cây này sẽ đắt hơn. Như vậy, dù gì thì cây đàn vẫn phải được sử dụng thì âm thanh sẽ càng hay. Chứ mua về để đó vài ba bữa đánh một lần thì…...một trăm năm sau nó cũng chẳng thể hay lên được…Bởi bản thân chúng ta vẫn chưa hay hơn chính mình lúc mua cây đàn ấy!” 

  • Không có khái niệm cây đàn "vỡ tiếng" mà thực ra người sử dụng nó "vỡ lòng"?

Bên cạnh những dẫn chứng mà Chuongbeats đưa ra về vấn đề đàn Guitar “vỡ tiếng” sau một thời gian chơi thì vẫn có những bạn trẻ không cho rằng đàn Guitar có quá trình vỡ tiếng, cũng không cho rằng sau một thời gian chơi thì đàn Guitar sẽ thay đổi về âm thanh theo chiều hướng tốt lên. Một bạn trẻ đã chia sẻ quan niệm của mình:
 
“ Người có thể trả lời chính xác vấn đề có khái niệm vỡ tiếng hay không theo em là một trong số sau:
 
1. Người nghệ nhân làm đàn lâu năm, họ có hiểu biết rất rõ ràng về tương tác của vật liệu và cấu trúc đàn, sự ảnh hưởng của các yếu tố để cấu thành lên âm thanh hay. Âm thanh "hay" không có quy luật, nó có thể được tạo ra nhờ vào tính toán hoặc cũng có những "sai lầm" vô tình tạo ra âm thanh hay, nhờ sự cộng hưởng ở một dải tần số nào đó mà tai người nghe cảm thấy "kích thích". Do đó người nghệ nhân dựa vào hiểu biết của mình có thể (em nhấn mạnh là có thể thôi nhé) dự đoán được độ "hay lên" của cây đàn sau khi các yếu tố môi trường, ngoại cảnh tác động vào cây đàn.
 
2. Người có đôi tai rất nhạy bén và khách quan. Thực sự rất khó để có một người như vậy, vì hiếm ai vừa nghe hay, lại vừa "rảnh" để đi nghe 1 cây đàn - KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH - trong một thời gian dài. Sở dĩ em nói người này cần có đôi tai nhạy bén vì họ có thể cảm nhận được, và "nhớ" tiếng đàn tại một thời điểm nhất định, để rồi so sánh với tiếng đàn này sau một quãng thời gian đủ lâu.
 
Do đó, quan điểm của em nghiêng về phía: có thể không có khái niệm cây đàn "vỡ tiếng" mà thực ra người sử dụng nó "vỡ lòng" - học được cái hay trong tiếng đàn. Đây là một khái niệm không phải là mới, dân chơi guitar điện có thể đồng ý với quan điểm này. Rất nhiều trường hợp quan điểm về cái hay, cái đẹp thay đổi sau khi ban đầu chưa thích / hoàn toàn không thích ngay từ đầu. VD khi mua cây đàn, pedal mới, amp mới về, ban đầu một vài bạn chưa hài lòng lắm với âm thanh có được. Nhưng sau một thời gian mày mò, dần dà tìm được cái hay, cái đặc biệt của đồ nghề, đâm ra "nghiện" âm thanh đó.”
 
 
>> Như vậy có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề “vỡ tiếng” của đàn Guitar. Tiến Đạt không khẳng định đâu là quan điểm đúng, đâu là quan điểm sai bởi vấn đề này cũng còn nhiều tranh cãi. Không có khái niệm cây đàn "vỡ tiếng" mà thực ra người sử dụng nó "vỡ lòng" mà bạn trẻ trên đang nói đến chính là hiệu ứng "Placebo effect", tức là bản thân mình tự trấn an, cảm thấy đàn của mình hay hơn sau 1 thời gian chơi. Không chỉ đàn, mà rất nhiều lĩnh vực âm thanh khác cũng có hiệu ứng này. Ví dụ giới audiophiles thường thấy tai nghe của mình tiếng đầy đặn, balance hơn các loại tai nghe khác (mặc dù có thể ko phải như vậy). Cái này chủ yếu do tai người nghe đã làm quen với âm thanh của đàn sau 1 thời gian dùng. Có thể nói đó là cảm giác chủ quan.
Nhưng "vỡ tiếng" lại được nhiều người đánh giá khá khách quan, thậm chí đã có các nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Khi các hãng đàn danh tiếng như Yamaha, Suhr hoặc Pantheon Guitars áp dụng các cách khác nhau (bản chất thì tương tự) để tạo nên "vintage tone", thì rất khó có thể nói đó chỉ là hiệu ứng chủ quan.
 
 Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt

Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam, chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, đàn Piano nhật cũ...  Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về đàn Guitar, dây guitar... hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

 Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ,  giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
   Tiến Đạt
 
 
***********************************************************************************************

Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn
 

   

 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA BẮC
Hỗ trợ bán lẻ
 Mr Tài   098 1174788‬
 Ms Diệp   090.321.6609
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Huyền   0904.82.1381
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA NAM
Hỗ trợ bán lẻ
   Ms Oanh   0909 015 886
   Mr. Giang   0938.770.002
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Kim Oanh   0904.83.1381
 
Vị trí Điện Thoại
Phía Bắc
02466639953 02466639953
Phía Nam
02835050345 02835050345