Cập nhật 29/8/2015 - 9:23
Luyện cơ tay với đàn Ukulele cho người khuyết tật
Như các bạn đã biết, tập thể dục thường xuyên làm tăng chức năng hoạt động của tim mạch, phổi, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mãn tính và cũng cải thiện sức khỏe tâm thần. Vì vậy, các bác sĩ, y tế thường khuyến khích bệnh nhân khuyết tật luyện tập thể dục, trong đó chơi đàn Guitar hoặc Ukulele là cách tốt nhất để ngón tay và khớp tay hồi phục, linh hoạt hơn.
Để tập đàn Guitar hoặc Ukulele, người chơi không nhất thiết phải có cơ tay khỏe, những người yếu hoặc bị bệnh nhược cơ cũng có thể tập - chỉ cần bạn cố gắng bởi tất cả những người mới tập chơi Guitar đều phải trải qua bước đầu tiên này. Lực bấm của những người bị khuyết tật về vận động hay những người bị bệnh nhược cơ đang cố gắng phục hồi vận động ở tay cơ bản là yếu. Đôi khi lực bấm chỉ bằng một đứa trẻ 4 tuổi đang tập đàn nhưng chỉ cần luyện tập đúng cách, lực bấm của bàn tay sẽ mạnh dần lên và cơ tay cũng sẽ hồi phục rất nhanh.
Đàn Ukulele Aloma UK21A
Với bệnh nhân đang tập phục hồi chức năng, đàn guitar, đàn Ukulele, đàn Organ và Piano sẽ giúp các bạn lấy lại vận động nhanh hơn. Tuy nhiên với bệnh nhân nhược cơ, tập luyện sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng cơ tay bị yếu dần đi và giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.
Sở dĩ đàn Guitar và đàn Ukulele rất phù hợp với người khuyết tật vì dây đàn Ukulele rất mềm, dây đàn Guitar cũng có nhiều loại rất mềm. Người học không quá vất vả lúc ban đầu và có thể thay đổi nhiều loại dây khi cơ tay đã dần dần hồi phục.
Một bạn trẻ bị bệnh nhược cơ đã chia sẻ:" Tôi vừa tập đàn guitar Classical mỗi ngày hai lần, sáng và chiều kèm theo uống thuốc. Nếu một ngày bỏ một trong hai cách điều trị trên
( thuốc hoặc chơi đàn) thì cơ thể tôi yếu khác hẳn.
Nói về tập đàn Guitar hoặc các nhạc cụ khác cũng nên thận trọng. Nó như uống thuốc, cũng có phản ứng phụ khi tập không đúng cách, đúng bài bản, động tác, thời gian...Phải nói rằng bên cạnh YOGA, đàn Guitar rất tuyệt diệu...chắc ít người tin, nhưng tôi khẳng định tập đàn Guitar mỗi ngày rất tốt cho bệnh nhân nhược cơ. "
Cù Hữu Hoàng chụp ảnh lưu niệm cùng Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT Nguyễn Xuân Phong và mẹ trong lễ vinh danh Cóc vàng.
-
Điển hình như bạn Cù Hữu Hoàng học tại FPT:
Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992 tại nước Đức. Bố mẹ em đều là người Việt, hiện tại gia đình em đang sống tại một căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Cù Hữu Hoàng mắc chứng nhược cơ bẩm sinh.
Từ khi chập chững biết đi, Hoàng đã thường xuyên bị ngã và không thể đứng dậy một mình. Khi đó mọi người chỉ nghĩ rằng đó là điều thường gặp khi trẻ mới tập đi bởi Hoàng vẫn cố gắng đi lại và vui đùa cùng bạn bè. Thế nhưng, đến năm ba tuổi, những biểu hiện xấu ngày càng lộ rõ, Hoàng thấy đôi chân của mình ngày một yếu dần. Đến năm 14 tuổi, Hoàng đã hoàn toàn bất lực, không thể nào điều khiển được đôi chân nữa.
Hiện tại, những ngón tay của Hoàng cũng yếu dần đi. Hàng ngày, Hoàng thường tập chơi Piano hay Organ và Guitar để vừa thư giãn vừa luyện tay, quyết không để cho cơ tay ngừng hoạt động. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày Hoàng chỉ biết cố gắng và cố gắng.
-
Thời gian tập đàn dành cho người khuyết tật
Khi tập đàn kết hợp với việc điều trị bằng thuốc tây, bệnh nhân không nên tập luyện trong thời gian quá lâu. Những ngày đầu, chỉ nên dành thời gian từ 10 - 15 phút (với những người tập phục hồi vận động cơ tay), 5 - 10 phút với người bị bệnh nhược cơ. Thời gian tập luyện cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình sức khỏe của người khuyết tật, nhưng bạn chỉ nên tập đàn theo thời gian tập của trẻ nhỏ. Bấm vào Đây để tham khảo bài viết: "Nên cho trẻ tập đàn bao nhiêu phút/ ngày"
Chúc các bạn khỏe mạnh và thành công.